Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức (kỳ 8)

Thứ sáu - 16/09/2011 08:47

6238252.jpg

6238252.jpg
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức (kỳ 8)

GIAI CẤP NÔNG DÂN

34. “Thực túc thì binh cường!”

Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất.

Ruộng rẫy là chiến trường

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương.

Thư gửi nông dân thi đua canh tác,
tháng 2-1951, sđd, t.6, tr. 178.

35. ... Phải củng cố hợp tác xã cho tốt. Muốn hợp tác xã tốt, phải thế nào? Phải nâng cao tinh thần làm chủ: làm chủ xóm làng, làm chủ hợp tác xã, làm chủ đất nước... Nay dân đã là chủ. Nhưng phải cho ra người chủ, chứ không thể phất phơ được. Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh. Làm chủ hợp tác xã là thế nào? Là phải coi công việc của hợp tác xã như công việc của mình, chứ không phải làm sao cũng được.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (Nghệ An),
ngày 9-12-1961, sđd, t.10, tr. 455.

<>

36. ... Các hợp tác xã đều phải:

- Đoàn kết chặt chẽ, giữa xã viên với nhau, đoàn kết giữa ban quản trị và xã viên.

- Thực hành dân chủ, nghĩa là công việc đều phải bàn bạc với xã viên, cán bộ không được quan liêu, mệnh lệnh.

- Tài chính phải công khai, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí.

Các hợp tác xã phải làm thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của hợp tác xã. Có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất, và hợp tác xã sẽ tiến bộ không ngừng.

Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình
ngày 1-1-1967, sđd, t.12, tr. 195.

ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC

37. ... Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc.

Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ,
ngày 25-5-1947, sđd, t.5, tr. 131.

38. ... Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội và nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài.

Trả lời một nhà báo nước ngoài,
ngày 22-6-1947, sđd, t.5, tr. 156.

39. ... Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều.

Nhưng có đôi người trí thức vì thế mà kiêu ngạo, lên mặt. Chứng kiêu ngạo lên mặt rất có hại cho họ. Nó ngăn trở họ tiến bộ.

... Một người học xong đại học có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế.

Vì vậy, những người trí thức đó cần phải biết rõ cái khuyết điểm của mình. Phải khiêm tốn. Chớ kiêu ngạo. Phải ra sức làm các việc thực tế.

Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận.

Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.

Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích.

Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành.

... Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng.

Sửa đổi lối làm việc,
tháng 10-1947, sđd, t.5, tr. 235, 238.

...Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân.

Các bạn là viên chức của Chính phủ Dân chủ Cộng hòa mà các bạn đã giúp xây dựng nên. Chính thể dân chủ cộng hòa của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là đầy tương lai. Do đó, nhiệm vụ các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ.

...Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” cho nhân dân noi theo.

Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc,
tháng 2-1948, sđd, t.5, tr. 381, 382.

40. ... Học để làm việc,

làm người,

làm cán bộ.

Học để phụng sự Đoàn thể,

“giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc và nhân loại”.

Muốn đạt mục đích, thì phải

cần, kiệm, liêm, chính.

chí công, vô tư.

Lời ghi ở trang đầu Sổ vàng truyền thống

Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương,
tháng 9-1949, sđd, t.5, tr. 684.

41. ... Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.

“Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế,
tháng 2-1955, sđd, t.7, tr. 476.

42. ... Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.

Tác giả: Hứa Lê Khánh Uyên

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,158
  • Tháng hiện tại16,875
  • Tổng lượt truy cập1,749,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây