ASỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC
TỔ KHỐI 3
***
ĐỀ TÀI :MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Người thực hiện : PHẠM THỊ THANH
Năm học : 2010 – 2011
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ … ……………………………………………Trang 2
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN Trang 5
1. cơ sở lí luận Trang 5
2. cơ sở thực tiễn Trang7
3. nội dung vấn đề…………………………………………………Trang 8
III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 9
IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU………………………………………Trang 9
V/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trang 9
VI/ CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU…………………...................... Trang 10
VII/ THỰC TRẠNG
1. Nhận định chung : ……………………………………………… Trang 10
2. Nguyên nhân…………………………………………………….. Trang 10
VIII/MỘT SỐ BIỆN PHÁP…………………………………………….Trang 11
Nắm vững mục tiêu…………………………………………… Trang 11
Nắm vững quan điểm chung…………………………………… Trang 12
Các vấn đề lí luận……………………………………………… Trang 13
Nắm vững nội dung chương trình……………………………… Trang 18
Tìm hiểu lứa tuổi……………………………………………… Trang 18
Tổ chức, vận dụng tốt các phương pháp và hình thức dạy học… Trang 19
Thiết kế bài dạy minh họa……………………………………… Trang 20
IX / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ………………………………………… Trang 30
Kết luận…………………………………………………………… Trang 30
Kết quả…………………………………………………………… Trang 32
3. Đánh giá hội đồng sư phạm……………………………………Trang 37
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa.
Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học.
Trong công tác giáo dục bậc Tiểu học là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý
Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Trang 1
thức tình cảm đạo đức, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này