TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 4
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trước khi lên lớp, mỗi giáo viên đều phải chuẩn bị bài giảng của mình. Có chuẩn bị thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp dẫn, phương pháp mới sinh động, song muốn tạo được sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh để không khí vui tươi nhẹ nhàng trong giờ học là cả một nghệ thuật.
Những năm qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã được đưa vào trường Tiểu học, nhờ đó chất lượng dạy và học nâng cao rõ rệt. Thiết nghĩ, việc tìm tòi, tích lũy những phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên.
Do đặc điểm học sinh tiểu học “Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng hài hòa các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua đó, học sinh sẽ hình thành được kĩ năng, kĩ xảo để từ đó vận dụng vào cuộc sống.
Vậy ngoài các phương pháp giảng dạy như: Quan sát, đàm thoại, thảo luận, thí nghiệm,… và các hình thức: học nhóm - cá nhân - cả lớp,… liệu giáo viên có thể tạo ra một hình thức học khác để học sinh “Học mà chơi – chơi mà học” hay không? Điều đó chắc chắn là được. Đó chính là “Tổ chức các trò chơi học tập”.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC “TRÒ CHƠI HỌC TẬP” HIỆN NAY :
Hiện nay, có nhiều giáo viên cũng đã vận dụng một số trò chơi học tập như “Đúng – sai, Nên – không nên, Nếu – thì,…” nhưng thường chỉ tổ chức vào cuối tiết học (từ 5 - 7 phút) để củng cố nội dung bài học, hoặc tổ chức đầu giờ (từ 1 – 2 phút) để khởi động. Mặt khác các trò chơi học tập nêu trên chỉ chủ yếu được tổ chức ở lớp 1, 2, 3, vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 học sinh còn nhỏ, kiến thức lại đơn giản hơn nên có thời gian để tổ chức trò chơi.
Còn ở lớp 4, 5, lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ giờ để dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó, đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa chú ý đến việc tổ chức như thế nào để phát huy tư duy học sinh, chưa tạo điều kiện để học sinh được trình bày những suy nghĩ “rất thông minh” của mình.
Đây chính là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các “Trò chơi học tập” trong giảng dạy, sao cho thực sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả, giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo “Học sinh là chủ thể của hoạt động học” .
III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần chú ý các đặc tính :
VUI KHOẺ - AN TOÀN - BỔ ÍCH. Trong đó, vui bao gồm cả giải trí, thư giãn,… được xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh; và gắn với nội dung bài học; giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí
tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
Nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí “Các trò chơi học tập” thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh vì lẽ: Những hình thức này chỉ tiến hành vài phút nhưng hấp dẫn học sinh, học sinh học tập kiến thức mới và ôn tập củng cố kiến thức cũ trong một không khí thoải mái, không gò bó và giúp học sinh biết ứng dụng những trò chơi đã học vào hoạt động tự vui chơi hàng ngày.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, cộng với quá trình trực tiếp đứng lớp. Bản thân tôi thường trao đổi với các đồng nghiệp nên mạnh dạn làm một số đồ dùng dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia vào các trò chơi học tập. Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự đạt hiệu quả, lại dễ tổ chức thực hiện không chỉ