Nhớ về trường cũ.
Dù sang, dù hèn, ai trong chúng ta cũng có một ngôi trường để nhớ. Trong cái chớm lạnh đầu đông, trong xao xác nắng vàng, khiến người ta bâng khuâng nghĩ về mái trường, về thầy, về bạn, về những kỉ niệm tuổi học trò. Lũ chúng tôi, những cô tú, cậu tú của trường Cấp III Đông Sơn cách đây 30 năm lại về thăm trường cũ.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi về thăm trường vào dịp 20 – 11, ngày truyền thống của các thầy cô giáo. Hôm nay, mỗi người mỗi vị trí, công việc khác nhau, nhưng cách đây hơn 30 năm, hết thãy chúng ta đều là học trò, ngượng ngập, bâng khuâng bước vào trường, được thầy cô giáo dìu dắt, dạy dỗ nên người. Chúng tôi vẫn tự hào là học sinh vùng đất học Đông Sơn, vùng đất được coi là chiếc nôi của một nền văn hóa lớn của dân tộc. Một vùng đất mà (cũng như nhiều nơi) từ xưa, sự học luôn thiêng liêng và trở thành một thứ đạo: đạo học; mỗi chữ của thầy trở thành chữ thánh hiền. Vùng đất ấy, người ta đi học không chỉ để đỗ đạt, làm quan, mà trước hết, học để giữa đạo nhà, để làm người. Vùng đất ấy, văn hóa ấy, đã kết tinh sâu lắng đạo lí của dân tộc “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, đã biết đặt chữ “tôn sư” gắn liền với chữ “trọng đạo”. Học trò Đông Sơn xưa từng nổi tiếng Xứ Thanh với câu: “Thí Hoằng Hóa, khóa Đông Sơn”. Giờ đây, khi mái tóc của lũ trò nhỏ đã nhuốm màu thời gian, nhưng vẫn tạc ghi câu: “Bài học làm người em vẫn nhớ ghi, công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.
Khóa chúng tôi nhập trường trong thời điểm lịch sử đặc biệt. Đại thắng mùa xuân năm 1975,với chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam, non sông thu về một mối. Chúng tôi đi học trong khí thế hào hùng của cả dân tộc, mỗi bước đến trường như còn vang vọng khúc quân hành.
Nhưng đất nước vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo. Mấy chục phòng học, mà chỉ có 8 phòng học ngói. Chắc các bạn xa trường đến giờ vẫn còn mỏi nhừ cổ khi đội tranh dạ, tranh nứa đến trường. Đã có lần tôi lẩn thẩn nghĩ: khóa mình, có bao nhiêu bạn đi bộ, mỗi ngày có mấy ngàn ngàn bước chân của các bạn sải bước trên đường. Ba năm ấy là mấy lượt ngàn ngày, 3 năm ấy, là mấy vạn dặm đường, đã đủ dài hơn Vạn lí trường thành của Trung Hoa, đã đo bằng mấy lần chiều dài đất nước. Có thể nào lập trình được cái đói, cái rét theo suốt mấy năm trời của các bạn tôi. Phần đông không ăn sáng, bụng đói meo đến trường, học suốt cấp học mà không hình thành nổi khái niệm no. Những mùa rét cắt da, cắt thịt, đến trường nghe thầy giảng, mà tay run không ghi bài nổi.
thế mà vẫn học hết mình, vẫn xuất hiện những cây toá