Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn đạo đức lớp 2


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỂ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ mọi người công dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. Và môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tượng. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý trọng con người. Bên cạnh đó môn Đạo đức còn giúp cho học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở cấp Trung học cơ sở.
Từ thực tế giảng dạy môn Đạo đức ở trường Tiểu học Định Hiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học, để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi mạnh dạn trình bày sang kiến kinh nghiệm " Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở lớp 2".

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nhìn chung học sinh ở Tiểu học việc nhận thức một vấn đề nào đó thường bị chi phối rất nhiều từ các yếu tố và hoạt động bên ngoài. ở các lớp dưới sự tri giác của các em mang tính trực giác, chẳng hạn như tri giác về thời gian: thời gian như bị kéo dài khi học sinh không bị hoạt động nào lôi cuốn, bị rút ngắn khi bị lôi cuốn vào các hoạt động hấp dẫn và mãi về sau sự tri giác của học sinh mới dần dần được hoàn thiện thông qua các hoạt động nhận thức.
Sự chú ý chủ định còn chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học, sự chú ý này chưa bền vững nhất là đối với các đối tượng ít thay đổi.
Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của học sinh còn phân tán vào các hoạt động khác, sự phân tích còn kém nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan nội cảm. Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, trí nhớ máy móc cũng dễ dàng hơn đối với trí nhớ logic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn là câu chữ trừu tượng, khô khan.
Trí nhớ tưởng tượng tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động nhiều của hứng thú kinh nghiệm sống và mẫu hình đã biết.
Mặc dù ở lứa tuổi học sinh Tiểu học có nhiều sự thay đổi hơn ở bậc vỡ lòng, nhưng những ham muốn vui chơi vẫn còn chiếm ưu thế, tuy nhiên nó có bị chi phối bởi những hoạt động học tập. Với những đặc điểm nêu trên thì trong quá trình dạy học cần phải tổ chức một loại hình hoạt động sao cho nó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Trong các loại hình hoạt động đã được vận dụng trong dạy và học thì loại hình hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” nó đã đáp ứng được những yêu cầu nêu
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn đạo đức lớp 2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hứa Lê Khánh Uyên
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lớp 2
Gửi lên:
23/08/2011 08:57
Cập nhật:
23/08/2011 08:57
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
6.00 KB
Xem:
686
Tải về:
339
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Định Hiệp:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,018
  • Tháng hiện tại13,666
  • Tổng lượt truy cập1,934,041
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây