MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 2
B. NỘI DUNG Trang 3
I. ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP Trang 3
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Trang 3
1. Thuận lợi Trang 3
2. Khó khăn Trang 4
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trang 4
1. Mục tiêu Trang 4
2. Phương pháp thực hiện Trang 5
3. Thiết kế bài học Trang 6
4. Kết quả Trang 11
5. Bài học kinh nghiệm Trang 12
6. Kết luận Trang 13
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ở nhà trường tiểu học nói chung và ở khối lớp 1 nói riêng, các em đã được học tất cả các môn học. Trong đó môn Tự nhiên-xã hội là một môn học hấp dẫn và thú vị, mang tính thực tế cao.Vì sau mỗi bài học học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày của cuộc sống. Nhưng thực trạng hiện nay tôi thấy môn học này chưa thật sự được chú trọng đầu tư nhiều. Mà giáo viên chủ yếu là dầu tư để dạy tốt cho những môn học như Toán, Tiếng Việt. Học sinh lớp 1 mới làm quen với môn học này nên các em chưa khắc sâu được kiến thức sau mỗi bài học Đồ dùng dạy học còn hạn chế, đa số các em chỉ được quan sát các hình vẽ ở trong sách giáo khoa, không có vật thật nên không gây hứng thú học tập của học sinh.
- Bản thân tôi luôn đổi mới phương phương pháp dạy học và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tôi mong muốn sau mỗi bài học làm sao học sinh phải lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống và phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế hằng ngày của các em. Luôn tìm mọi cách để tạo được sự hứng thú, thoải mái trong từng tiết học. Sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với từng loại bài? Để có hiệu quả cao trong mỗi tiết học là rất quan trọng nên tôi nêu lên :“Một số phương pháp để dạy tốt môn Tự nhiên-xã hội lớp 1”. Bài: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
B. NỘI DUNG
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:
Năm học 2007-2008, tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 12 với:
-Tổng số học sinh: 34 học sinh
- Tổng số học sinh nữ: 16 học sinh
- Tổng số học sinh nam: 18 học sinh
Học sinh ở độ tuổi:
+ Học sinh sinh năm 1997:……1 học sinh
+ Học sinh sinh năm 1998: 1 học sinh
+ Học sinh sinh năm 1999:……1 học sinh
+ Học sinh sinh năm 2000:……5 học sinh
+ Học sinh sinh năm 2001: 26 học sinh
Chất lượng văn hóa qua các kì kiểm tra đạt:
Trình độ học sinh
Số lượng
Giỏi
17
Khá
11
Trung bình
6
Yếu
0
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi:
Trong năm học này tôi đã gặp những thuận lợi sau:
- Cơ sở vật chất của trường tôi tương đối đầy đủ,thư viện có các loại sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học cho tất cả các môn học như: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách vở bài tập…Có đồ dùng dạy học phục vụ cho tất cả các môn học.
- Khuôn viên của trường có nhiều cây xanh, thoáng mát, sạch sẽ.
- BGH thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng nhằm rút ra những kinh nghiệm để xây dựng cho bài dạy tốt hơn ở hầu hết các môn học.
- Tất cả học sinh lớp tôi đều có sách giáo khoa để học.
2.Khó khăn:
- Học sinh của lớp tôi còn chênh lệch nhau về độ tuổi,về trình độ, cụ thể là còn một vài em tiếp thu kiến thức còn chậm và mau quên, nên việc tiếp thu kiến thức mới của các em còn gặp nhiều khó khăn. Do đó chất lượng học tập của học sinh lớp tôi cũng không đều.
- Tài liệu cho môn học này chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập; tranh ảnh phóng to để phục vụ cho môn học này còn hạn chế.
- Chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh thực hành khi học các bài học về địa phương.
Tuy có nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng và mong muốn