Trường
Lớp: 4/
Tên: …..…………………………………………
Thứ … , ngày … tháng … năm 2013.
Kiểm tra GKI
Môn: Tiếng Việt (Đọc – Hiểu, LT&C)
Điểm
Lời phê của giáo viên
A/ Đọc thầm bài: Nỗi dằn vật của An – đrây – ca
An – đrây – ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em đã 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An – đrây – ca: “Bố khó thở lắm!....” Mẹ liền bảo An – đrây – ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi bóng đá rủ nhập cuộc . Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mãi chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. – An – đrây – ca òa khóc kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
-Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nỗi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng An – đrây – ca không nghĩ vậy. Cả đêm đó em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”
Theo Xu – khôm – lin – xki
(Trần Mạnh Hưởng dịch)
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc?
a. Không làm gì trên đường mà đi ngay đến hiệu thuốc.
b. Gặp gỡ các bạn của em đang chơi bóng.
c. Cùng chơi bóng đá với các bạn của em.
2. Chuyện gì xảy ra khi An – đrây - ca mang thuốc về nhà?
a. An - đrây - ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
b. An - đrây - ca vui vẻ thấy mẹ đang cười. Ông đã khỏe lại.
c. An - đrây - ca hoảng hốt thấy mẹ im lặng. Ông đã ngất đi.
3. An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
a. An-đrây-ca òa khóc lên, kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
b. Cả đêm An-đrây-ca khóc nức nở dưới gốc cây táo và khi đã lớn rồi An-đrây-ca vẫn thấy hối hận.
c. Cả a và b.
4. Qua câu chuyện em thấy An - đrây - ca là cậu bé thế nào?
a. Là cậu bé mải chơi.
b. Là cậu bé biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.
c. Là cậu bé không nghe lời mẹ.
5. Tiếng em gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
a. Chỉ có vần
b. Chỉ có vần và thanh
c. Chỉ có âm đầu và vần
6. An – đrây – ca là:
Danh từ chung
Danh từ riêng chỉ tên người
Danh từ riêng chỉ tên địa lí
7. Dòng nào dưới đây có tiếng trung có nghĩa là một lòng một dạ
a.Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung tâm.
b.Trung dũng, trung điểm, trung nghĩa, trung kiên.
c.Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên, trung hậu.
d.Trung hậu, trung nghĩa, trung bình, trung dũng.
8. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An - đrây - ca : “Bố khó thở lắm !...”
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
ĐÁP ÁN
MÔN : TIẾNG VIỆT GKI (Đ ỌC - HI , LTVC)
Năm học: 2013 - 2014
Lớp 4.
Những hạt thóc giống
Mỗi lần khoanh đúng ở mỗi câu 1, 2, 3, 5, 7, 8 đạt 0,5 điểm; câu 4 và 7
đúng mỗi câu đạt 1 điểm; đúng hết đạt 5 điểm.
Kết quả:
c
a