MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Những thuận lợi và khó khăn
B. PHẦN 2 :NỘI DUNG
I. CƠ SỞ THỰC TẾ
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1/ Thế nào là công tác chủ nhiệm
2/Khuyến khích và tạo động lực cho học sinh
III. ĐỀ XUẤT KINH NGHIỆM
1/ Xây dựng tập thể lớp
2/ Sự gương mẫu của Giáo viên chủ nhiệm
3/ Các nhiệm vụ giáo dục
4/ Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tích cực trong các hoạt động tập thể :
5/ Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác
6/ Động viên – Khen thưởng
IV. KẾT QUẢ:……………………………………................
C . PHẦN 3 :
I/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: ……………………………....
II/ KẾT LUẬN ..…………………………………
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Các ngày kĩ niệm trong năm ………………………
Phụ lục 2 : Một số trò chơi ……………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 7
Trang 7
Trang 15
Trang 17
Trang 22
Trang 26
Trang 27
Trang 30
Trang 33
Trang 49
Trang 49
Trang 51
Trang 53
Trang 53
Trang 53
Trang 57
“Một số kinh nghiệm giáo dục
trong công tác sinh hoạt chủ nhiệm lớp ”
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
- Đảng ta và Bác Hồ coi công tác giáo dục là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục.....”.
- Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
- Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 14/6/2005: Điều 2 đã khẳng định mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ngành giáo dục nước nhà nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng trong đó có ngành giáo dục huyện Dầu Tiếng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra những sản phẩm giáo dục thực sự hữu ích đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống .
- Không những thế ở bậc tiểu học, giáo viên đứng lớp đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, là người đứng ra chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của lớp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng. Vì mọi thành tích hoặc những tồn tại của lớp đều do giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm. Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm phải làm thế nào xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học để góp phần vào thành tích chung của nhà trường.
- Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường .Chính vì thế, trong bài viết này tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục trong công tác sinh hoạt chủ nhiệm lớp, Trường Tiểu học Định Hiệp” .Qua đó để thấy được những kết quả hoạt