KINH NGHIỆM DẠY VẼ TRANG TRÍ
Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP
NĂM HỌC : 2010 – 2011
A MỞ ĐẦU :
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Mỹ thuật là một trong những môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật lại càng khó và cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Song không phải là không dạy được, vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người tìm ra cái đẹp ở trong mình, ở xung quanh mình. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tạo ra cái đẹp cho riêng mình thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày làm cho cuộc sống thêm tươi vui và hạnh phúc.
Nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của gióa dục tính thẩm mỹ. Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để các em quan sát, tập vẽ, tập trang trí , tiến tới vẽ tranh và xem tranh .. Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, tiến tới hình thành khiếu thẩm mỹ tốt trong học tập , vui chơi và trong sinh hoạt hằng ngày .
Bản thân tôi là giáo viên dạy chuyên môn mỹ thuật, mặc dù trường còn nằm trong địa bàn xã Định Hiệp . Nhưng cũng còn một số con em gia đình lao động khó khăn, cho nên việc học các em còn nhiều mặt hạn chế, đối với môn mĩ thuật các em chưa quen nề nếp học tập cũng như chưa biết được cảm xúc về sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời chưa nắm được những cơ bản về hình dáng, màu sắc của những đồ vật, sự vật gần gũi. Phải tạo cho các em những ấn tượng ban đầu và một số kỹ năng về vẽ trang trí . chính vì thế tôi chọn đề tài : “Kinh nghiệm dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường tiểu học Định Hiệp .”
2. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh tiểu học
3. Phạm vi nghiên cứu :
Học sinh tiểu học
Trường Tiểu học Định Hiệp
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu tài liệu giảng dạy mĩ thuật.
- Phương pháp giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học
- Sách giáo khoa mĩ thuật tiểu học
- Sách giáo viên mĩ thuật tiểu học
B. NỘI DUNG :
1/ Cơ sở lý luận :
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản .
Những kiến thức sơ đẳng đầu tiên khi học sinh mới làm quen với bộ môn mĩ thuật là tập vẽ điểm, đoạn thẳng, nét cong, hình vuông, hình tam giác…. Để ứng dụng vào vẽ cánh buồm, chiếc thuyền, hàng rào, mái nhà , quả cam . từ đó luyện cho các em làm quen với khả năng vẽ ngay, vẽ chuẩn mà không cần dùng thước.
Môn mĩ thuật ở tiểu học lấy hoạt động thực hành và năng lực cảm thụ là chủ yếu làm phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, giúp học sinh được vẽ được, thực hành được theo cách nhìn, cách suy nghĩ bằng cảm xúc riêng của mỗi cá nhân. Khi dạy môn mĩ thuật giáo viên tránh gò ép, rập khuôn, mà phải giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm và tri thức cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu rõ và tìm hiểu tâm lý của các em ở độ tuổi này, để có biện pháp giáo dục có hiệu quả. Đây là một “ mắc xích” quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn :
a. Thực trạng :
Tổng số học sinh là 365 học sinh
Trường tiểu học Định Hiệp:
Lớp học 2 buổi/ ngày
Đầu năm tôi nắm tình hình học tập của học sinh. Đối với học sinh lớp 1. Một số em có học qua lớp học mẫu giáo . Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa được học lớp mẫu giáo .
Trình độ tiếp thu học sinh không đồng đều
Học sinh yếu : 3,2%
Về phía học sinh :
Đối với học sinh chưa nhận thức được, đến trường còn nhút nhát, chưa quen với nề nếp học tập, cũng như giờ học mĩ thuật chưa biết