KINH NGHIỆM DẠY VÀ HỌC TỐT
PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU Ở LỚP 5
TRƯỜNG TH ĐỊNH HIỆP
MỞ ĐẦU :
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Đổi mới phương pháp dạy và học là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia với mục tiêu là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Xung quanh các em có rất nhiều hình ảnh tạo cho các em sự gần gũi ngây ngô: Sống hạnh phúc thoải mái, vẻ đẹp quê hương, con vật quen thuộc… Chương trình Mĩ thuật Tiểu học đã được bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành.
Nhằm thực hiện mục tiêu môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học:
Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn học Mĩ thuật.
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông, giúp các em hiểu biết về cái đẹp và hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
Rèn luyện cho học sinh cách quan sát , khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới.
Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền Mĩ thuật đó.
Tạo điều kiện để cho những học sinh có khả năng, có nhu cầu tiếp tục học ở các trường, các ngành có liên quan như; kiến trúc, xây dựng, thời trang, sư phạm Mĩ thuật…
Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để các em quan sát tập vẽ theo mẫu tiến tới vẽ tranh và xem tranh… Từ đó gây cho các em niềm say mê, hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt trong học tập, vui chơi và học tập hàng ngày.
Trong chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học, vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng. Vẽ theo mẫu giúp học sinh nắm được đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của đồ vật thông qua việc so sánh,phân tích tổng hợp khái quát hoá. Học sinh được rèn luyện kỹ năng miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc. Kiến thức và kỹ năng của vẽ theo mẫu hỗ trợ rất nhiều cho các phân môn khác như: kiến thức, kỹ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình, tỉ lệ, tương quan đậm
nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng được vận dụng trong các phân môn vẽ tranh, trang trí.
Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về “ nghệ thuật tạo hình “. Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học Mĩ thuật nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật ( hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc ). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân môn khác…. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy và học tốt phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 5 trường TH Định Hiệp “
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
Sách Giáo khoa Mĩ thuật lớp 5 ( chương trình đổi mới phương pháp dạy học)
Giáo viên giảng dạy Mĩ thuật tại trường TH Định Hiệp
Học sinh lớp 51 trường TH Định Hiệp
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
Đề tài tập trung vào các bài vẽ theo mẫu, sách giáo viên và sách giáo khoa lớp 5.
Học sinh lớp 51 : tổng số 33/16 nữ
Thiết kế giáo án và thực hành vẽ theo mẫu
Vận dụng kinh nghiệm và mẫu vẽ thực sử dụng các phương tiện, các phương pháp tích hợp để dạy và học tốt theo chuong trình thay sách giáo khoa mới và học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
Để thực hiện đề tài này, tôi vận dụng các phương pháp sau :
Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp quan sát, trao đổi, trò chuyện.
Phương pháp điều tra, thăm dò.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu.
NỘI DUNG :
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đối với học sinh vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kì lạ đối với các em ở mọi lứa tuổi. Các em có thể vẽ bất cứ lúc nào và vẽ bất cứ thứ gì. Những hình vẽ