MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Thứ hai - 20/02/2012 16:18
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Sưu tầm và biên soạn: ThS. Nguyễn Minh Giang

 

Một trong những mục tiêu kiến thức chính của chủ đề Con người và sức khoẻ là trang bị cho học sinh những kiến thức liên quan đến một số bệnh thông thường mà trẻ em dễ mắc phải. Phần tài liệu tham khảo này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan, từ đó giúp giáo viên tự tin hơn khi giảng dạy những bài cụ thể như Bảo vệ mắt và tai (Tự nhiên và Xã hội 1), Phòng chống cong vẹo cột sống (Tự nhiên và Xã hội 2), Phòng bệnh tim mạch (Tự nhiên và Xã hội 3), Phòng bệnh béo phì (Khoa học 4)... .Ngoài ra, giáo viên vừa dạy trẻ biết giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân vừa có thể có những hỗ trợ kịp thời về mặt y tế, giúp các em tránh được những bệnh tật nguy hiểm.

1. Béo phì

Tình trạng thừa cân và béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khỏe. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây nhất là ở trẻ em bên cạnh một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Thừa cân béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường... trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.

Xem chi tiết...

2. Bệnh đường hô hấp

Khi bị lạnh quá, hoặc bị lạnh trong thời gian lâu có thể bị hạ thân nhiệt dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong. Viêm đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang, viêm tai; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi là những bệnh lý rất thường gặp khi thời tiết lạnh.

Xem chi tiết...

3. Cận thị (thường gặp)

Cảnh báo: Hiện nay tỷ lệ cận thị ở trẻ em có nơi lên đến trên 80%, tỷ lệ này rơi vào học sinh giai đoạn tiểu học là chủ yếu.

Nguyên nhân: Tật cận thị ở học sinh xuất hiện do cúi gần bàn, đọc và viết trong điều kiện không đủ ánh sáng, kích thước bàn ghế không phù hợp. Bệnh thường được phát hiện muộn khi trẻ đọc sai chữ hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Những dấu hiệu sớm để đưa trẻ đi khám bệnh: Trẻ hay than mệt mắt, nhức mắt, nhức đầu; đọc sách báo quá gần hoặc nheo mắt khi xem sách báo; hay nghiêng, quay đầu để nhìn cho rõ; hay cảm thấy chói mắt, sợ ánh sáng hay chảy nước mắt.

Trong trường học cần phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ bằng cách: Xây dựng phòng cho trẻ đúng tiêu chuẩn vệ sinh và đủ ánh sáng; kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của trẻ; sách giáo khoa in chữ to, thẳng, rõ ràng; tránh cho trẻ nhìn tập trung lâu, cần 10 – 15 phút giải lao sau các giờ tập đọc, tập viết, hội họa…; Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn đúng tư thế cho trẻ…; tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời…

4. Chảy máu cam

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương tiếp nhận hàng chục ca chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) ở trẻ nhỏ, nhưng chỉ có 6% cần được điều trị ở bệnh viện. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Giới y học đã xếp thành các nhóm để tiện xử lý.

Xem chi tiết...

5. Cong vẹo cột sống (thường gặp)

Trẻ ở độ tuổi đi học đã phát triển khá hoàn chỉnh về thể chất và vận động; nhưng dây chằng cột sống ở giai đoạn này chưa ổn định, còn lỏng lẻo dễ gây biến dạng theo tư thế.

Nguyên nhân: Tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên là nguyên nhân hàng đầu gây vẹo cột sống ở trẻ đi học. Một nguyên nhân nữa là bàn ghế trong lớp không đúng kích thước, độ chênh lệch giữa bàn và ghế quá lớn khiến trẻ phải cúi khom một thời gian dài, gây gù lưng. Việc xách cặp sách quá nặng lúc đi học cũng ảnh hưởng nhiều, gây đau vai, vẹo cột sống.

Triệu chứng: Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Việc bị vẹo cột sống từ lứa tuổi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, về lâu dài có các dấu hiệu hay đau lưng, tay hay vai lệch một bên, bước đi khập khiễng và dễ bị bệnh thoái hóa cột sống.

Một số kết quả nghiên cứu trong nước đã công bố cho thấy 100% trẻ em đi học có tình trạng vẹo cột sống nhẹ trong đó tỷ lệ bệnh vẹo cột sống rõ ở học sinh tiểu học là 30,8%.

6. Hen (thường gặp)

Nguyên nhân: Là một bệnh dị ứng làm cho phế quản sản xuất histamin, gây co cơ trơn ở các phế quản nhỏ, làm hẹp đường dẫn khí nên khó thở, có thể dẫn đến ghẹt thở gây tử vong.

Triệu chứng: hay gặp là cơn khó thở. Trẻ kêu mệt, đột ngột ho nhiều, thở khò khè, thở rít, thở ngắn hơi, cổ co rút lại. Một số trẻ chỉ ho khan về đêm, ngủ không ngon giấc. Nếu không chữa trị hoặc điều trị không đúng mức, cơn khó thở nặng lên làm trẻ tím tái, suy hô hấp hoặc tái phát nhiều lần. Đã có những trường hợp tử vong trước khi đến bệnh viện do không biết xử trí tại nhà. Có trẻ phải ở lại lớp mấy năm liền do thường xuyên nghỉ học.

Để phòng ngừa cơn hen: Thay, giặt khăn trải giường, áo gối hàng tuần để tránh nấm mốc bụi nhà; tránh các thức ăn gây dị ứng cho trẻ như trứng, đồ biển; tránh cho trẻ hít phải bụi, khói thuốc, khói nhang, mùi thơm nước hoa; không nuôi mèo, chó, chim trong nhà; chữa trị tốt những bệnh viêm nhiễm hô hấp trên.

7. Nhiễm giun

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.

Xem chi tiết...

8. Nhiễm trùng tiểu

Nhiễm trùng tiểu là do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi trùng bình thường không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi trùng nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi trùng này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận. Nhiễm trùng nước tiểu thường được gọi chung là nhiễm trùng tiểu. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.

Xem chi tiết...

9. Rối loạn sức khỏe - Tâm thần

Giống như người lớn, trẻ em có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Những vấn đề sức khỏe tâm thần nặng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, dẫn đến những xung đột gia đình, lạm dụng thuốc, bạo lực và thậm chí là tự tử. Do đó các bậc làm cha mẹ cần phải biết để giúp trẻ có một sức khỏe tâm thần lành mạnh.

Xem chi tiết...

10. Sâu răng - Viêm lợi

Cho đến nay, bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường ( lớp 1). Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”. Khi chưa thay răng, răng sữa của trẻ thường chỉ có 20 chiếc. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.

Xem chi tiết...

11. Thấp khớp - Thấp tim

Phần trình bày của bác sĩ: hf/cnsk/benh/11_thaptim.wmv

Bệnh thấp (thấp khớp và thấp tim) với những di chứng nặng nề vẫn còn là một mối đe dọa đối với trẻ em. Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da... trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất. Ðặc điểm của bệnh là xuất hiện sớm chủ yếu ở lứa tuổi học đường, dễ gây thương tổn vào tim ngay ở lứa tuổi này và để lại hậu quả tai hại về sau. Bệnh hay tái phát, dai dẳng và khi đã thành di chứng thì sẽ khó có khả năng hồi phục.

Xem chi tiết...

12. Viêm amiđan cấp (thường gặp)

Từ 6 đến 14 tuổi, tổ chức amiđan phì đại nhiều gấp đôi so với người lớn nên trẻ dễ bị viêm amiđan cấp. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập.

Nguyên nhân: do virus hoặc vi trùng gây ra. Bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hay do môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, khói, thuốc lá. Viêm amiđan hay gặp hơn ở trẻ có sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang. Nếu được điều trị thích hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần. Nhiều trường hợp viêm amiđan do vi trùng không được chữa trị đúng đã gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.

Triệu chứng: Khi bị viêm amiđan, trẻ có triệu chứng đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi. Hạch cổ thường sưng đau. Do bị đau họng nên trẻ chán ăn. Nếu viêm nhiễm lan xuống dưới, trẻ sẽ ho đờm. Khi trẻ há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.

Phòng tránh bị viêm amiđan bằng cách: Giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột, tránh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh; khuyến khích trẻ tập thể dục, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cơ thể; điều trị sớm các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang. Cách chăm sóc tại nhà là giữ ấm, hướng dẫn trẻ súc miệng và họng bằng nước muối loãng. Dùng thuốc hạ sốt đến khi trẻ hết sốt theo chỉ dẫn. Khi bị viêm amiđan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.. Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Tác giả: Hứa Lê Khánh Uyên

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay839
  • Tháng hiện tại16,556
  • Tổng lượt truy cập1,749,272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây